“Thai nhi 7 tuan tuoi nhưng bác sĩ đã bảo là to lắm rồi, thai nhi 10 tuan tuoi rồi, không bỏ nhanh là bị vôi hóa đấy… Nếu lúc đó, nghe lời bác sĩ bỏ con, thì chắc bây giờ vợ chồng tôi ân hận lắm!” – chị N.T.H vừa vượt cạn thành công rơi nước mắt chia sẻ về chuyện siêu âm của mình.
Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi
Vừa thấy trong người có dấu hiệu khang khác, buồn nôn, chán ăn, chị H cho rằng đó là những dấu hiệu có thai và vội vàng đến một phòng khám tư để siêu âm. Chị cho biết, chị đã kết hôn hơn 1 năm mà vẫn chưa có bầu, nên chuyện con cái khiến vợ chồng chị rất hồi hộp. Mặt khác chị H lại mắc phải chứng kinh nguyệt không đều.
Chị H kể: “Khi còn đi học, có những đợt, một năm tôi chỉ thấy kinh nguyệt 4 lần. Vì thế, tôi rất lo lắng về khả năng sinh đẻ của mình. Trước đây tôi cũng đã nhiều lần đi khám, nhưng các bác sĩ đều kết luận tôi không có vấn đề gì”.
Thế nhưng, kết quả siêu âm như sét đánh ngang tai chị. Bác sĩ cho biết, chị đã có thai được 10 tuần nhưng thai nhi không có tim thai, mầm thai, chỉ định phải bỏ thai, nếu để lâu có thể dẫn đến vôi hóa. Ra khỏi phòng khám, chị H không bước nổi chân ra về.
“Về đến nhà, tôi chỉ biết nằm khóc cả ngày. Tôi xin nghỉ làm, định bụng nghỉ ngơi 1 – 2 ngày rồi sẽ đến viện bỏ thai”.
Mẹ đẻ tôi gọi điện sang, hai mẹ con chỉ biết khóc với nhau trong điện thoại. Mẹ bảo, mẹ lo cho tôi, chuyện con gái đã không được đều đặn. Nay bỏ thai đi rồi, không biết đến bao giờ mới có lại?(!)
Bố mẹ chồng tôi cũng hoang mang, buồn bã. Mẹ chồng nấu cho tôi bát cháo, động viên tôi ăn uống, còn bố chồng thì đi nằm từ sớm.
Có lẽ người vững tâm nhất trong gia đình là chồng chị H. Cả ngày, anh không nói một câu, nhưng cứ hết đi ra lại đi vào. Sau cùng, anh bảo: “Em mới chỉ thấy người khang khác có 2- 3 hôm nay, sao thai nhi đã được 10 tuần?”.
Rồi anh kể chuyện một chị đồng nghiệp của anh, lúc đầu siêu âm chưa có tim thai, cũng hoang mang, lo sợ, sau rồi lại thấy có.
“Vậy là vợ chồng tôi bàn với nhau, không bỏ thai vội và nên đi khám thêm 1-2 chỗ nữa”.
Cả ngày hôm sau, vợ chồng chị H rồng rắn nhau đến một vài phòng khám danh tiếng để siêu âm, và kết quả khám cho thấy, thai của chị H mới chỉ được 7 tuần, có túi thai nhưng chưa có tim thai.
Các bác sĩ giải thích, tuổi thai được tính từ ngày cuối cùng người mẹ thấy kinh nguyệt trước đó. Có thể vì kinh nguyệt của chị H không đều, khiến chị không nhớ chính xác ngày có kinh nguyệt cuối cùng của mình, thêm việc chẩn đoán thiếu kinh nghiệm của bác sĩ, nên dẫn đến kết luận sai rằng thai đã 10 tuần tuổi.
Bác sĩ cho biết, lúc này thai nhi còn nhỏ, nhiều trường hợp chưa có tim thai. Bác sĩ hẹn chị H khoảng 1 – 2 tuần nữa khám lại.
Chưa tin tưởng vào kết quả này, chị lại tiếp tục đến xếp hàng ở một phòng khám khác. Kết quả siêu âm cho thấy, thai của chị được 6 tuần 4 ngày, đã có túi thai. Bác sĩ yêu cầu chị tiếp tục theo dõi thêm.
“Hai vợ chồng tôi đã hồi hộp chờ đợi 2 tuần sau đi khám lại. Lúc này, bác sĩ mới thông báo rằng, có tim thai, túi thai và tử cung hoàn toàn bình thường”.
“Đến lúc này, vợ chồng tôi mới thực sự thở phào nhẹ nhõm được” – chị H tâm sự.
Vậy là, chưa đầy 8 tuần, em bé nhà chị Hòa đã phải lên bàn siêu âm 4 lần để có được kết quả chính xác.
“Mỗi bác sĩ một phách, nhưng may mà không làm theo lời bác sĩ đầu tiên, đi bỏ con, không thì hai vợ chồng tôi ân hận lắm!” – chị H rơm rớm nước mắt.
Trường hợp của chị H không phải là hiếm, rất nhiều bà mẹ, vì nghe lời bác sĩ, đã định bỏ con, nhưng khi đi khám lại thì kết quả lại khác.
Theo các bác sỹ chuyên về phụ sản thì khi thai nhi còn ít tháng tuổi thì thường xuyên xảy ra hội chứng “giãn não thất”, nên không thể đưa ra những kết luận vội vàng mà cần phải theo dõi hết sức chặt chẽ rồi mới đưa ra kết luận chính thức. Hơn nữa, ngoài việc thiếu kinh nghiệm, chuyên môn không vững, thì rất nhiều bác sĩ không có lương tâm, chỉ muốn “phán” như vậy để được làm tiếp các thủ thuật tiếp theo (nạo, phá thai) cho thai phụ để kiếm tiền. Độ chính xác của kết quả siêu âm phụ thuộc hai yếu tố: Chất lượng máy móc và năng lực bác sĩ siêu âm. Ngoài ra, về bản chất, siêu âm chỉ là một xét nghiệm cận lâm sàng, không thể đủ sức để khiến bác sỹ đưa ra một kết luận nào đó về tình trạng của sản phụ cũng như thai nhi được.