Nếu chồng bạn không còn muốn nói chuyện về bất cứ điều gì, thường giả câm giả điếc trước lời vợ, rất có thể anh ấy đã quá chán. Xem thêm báo phu nu hôm nay tại đây.
Có nhiều người thắc mắc: Khi yêu, tại sao cả hai lúc nào cũng cảm thấy nhớ nhung và hào hứng muốn gặp nhau, nói chuyện điện thoại suốt ngày, rồi chat facebook hoặc ngồi bên nhau cả buổi mà chỉ thấy lo hết thời gian chứ không lo mệt. Vậy nhưng khi về sống cùng một nhà thì một trong hai hoặc cả hai thấy cuộc sống vợ chồng bỗng dưng nhàm chán?
Trong một lần tư vấn với nhà tâm lý, chị Huyền (Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: “Thật lạ, vẫn là con người ấy, vẫn tính cách ấy nhưng cảm xúc của mình lại thay đổi. Nhiều lúc, cứ nhìn thấy mặt chồng là mình thấy bực. Cuộc sống của hai đứa ngày nào cũng như ngày nào: đi làm về rồi ăn uống, xem TV, ngủ”. Chị Huyền nói ông xã thuộc tuýp người an phận, thích cuộc sống đều đều, còn chị lại thấy chán. “Nhiều lúc mình cảm thấy chỉ muốn ôm con về nhà ngoại một thời gian cho đỡ chán thôi”, chị nói.
Còn anh Huyên (Từ Liêm, Hà Nội) thì tìm tới nhà tư vấn vì cảm giác hoang mang khi “bỗng nhiên chán về nhà, dù không hề bồ bịch bên ngoài”. Anh Huyên kể, vợ chồng anh kết hôn được 10 năm. Càng ngày, anh càng sợ mỗi chiều đi làm về lại nghe vợ ca thán đủ thứ, từ việc chồng tắm chậm, không bỏ dép đúng nơi quy định đến những việc ngoài xóm, ở chợ. Mấy lần anh cố ý “làm mới” hôn nhân bằng cách mua hoa hay quần áo tặng về thì chị lại chê tốn tiền hoặc nghi chồng có gì khuất tất.
“Nhiều lúc nghĩ cô ấy cũng vất vả cơm nước rồi dọn dẹp nhà cửa, muốn động viên nhưng không cất lời nổi khi chạm khuôn mặt cau có ấy”, anh Huyên nói.
Thật ra, không phải đôi nào ở lâu cũng sinh chán nhau. Xem thêm cách làm kimbap ngon tại đây. Có rất nhiều cặp vợ chồng càng sống càng yêu, càng thấy “khát” nhau hơn. Đời sống hôn nhân giống như một cái cây, không thể tự nhiên tươi tốt và ra trái ngọt mà cần phải có công chăm bón. Hơn nữa, mỗi loại cây lại đòi hỏi phải chăm sóc một cách khác nhau cũng như mỗi gia đình cần có nghệ thuật riêng để vun vén hạnh phúc và làm mới tình cảm.
Đầu tiên, hãy nhận diện những biểu hiện của việc vợ chồng chán nhau:
Không muốn nói chuyện:
Thông thường, nhóm này sẽ thể hiện bằng cách “bất hợp tác”, họ sẽ chỉ trò chuyện khi cần hỏi han công việc gì đó hay nói chuyện về con, còn lại họ sẽ né tránh nói về cuộc sống của hai vợ chồng. Họ gần như làm lơ, “giả câm giả điếc” với bạn đời của mình để né tránh sự tranh luận hoặc nói chuyện.
Tranh cãi:
Tranh luận là điều bình thường trong cuộc sống vợ chồng nhưng bất cứ vấn đề nhỏ to nào cả hai cũng có thể lôi ra để cãi nhau thì đó là chuyện lớn. Cập nhật thông tin cách giam can nhanh tại đây. Và thông thường, cả hai thường khó bỏ qua những cử chỉ của “nửa kia” mà luôn tìm cách phóng đại hoặc nói xấu với người khác. Nhìn chung, lúc này họ sẽ không còn tôn trọng nhau nữa.
Luôn nhìn thấy điều xấu ở nhau
Trước đây, khi yêu nàng, bạn thấy nàng rất vui vẻ và hay trò chuyện nhưng khi cưới nhau bạn bỗng thấy nàng nói quá nhiều và hay kể lể. Trước đây bạn thấy chàng hay đi chơi với bạn bè và bạn ngưỡng mộ vì chàng quảng giao, nhưng bây giờ bạn chỉ thấy chàng mải mê đàn đúm bạn bè và vô trách nhiệm. Khi chán nhau, thường ta sẽ hay soi vào những điểm tiêu cực của bạn đời mà ít nhìn thấy những thứ tích cực từ họ, thậm chí còn làm quá lên. Điều này chỉ khiến cho cuộc sống vợ chồng thêm căng thẳng và cả hai sẽ càng thấy chán nhau hơn mà thôi.
Cách nào hóa giải chuyện chán nhau
Con người ai cũng có tính tốt, tính xấu và đó là những điều không thể phủ nhận được. Nhưng khi sống với nhau thì cả hai cần phải có trách nhiệm với chính bản thân và cuộc sống gia đình, nếu khi thấy chán “nửa kia” là lập tức buông xuôi thì bạn sẽ đẩy cuộc hôn nhân của mình đến vực thẳm.
Bạn nên hiểu rằng chán nhau là điều bình thường trong cuộc sống gia đình. Cuộc hôn nhân nào sau khi trải qua giai đoạn thăng hoa ban đầu cũng sẽ đối mặt với những khủng hoảng. Khi hôn nhân đi xuống cũng là lúc các bạn cần nhìn rõ hơn về những tính cách của bạn đời cũng như bản thân và khúc mắc chính giữa hai người, từ đó bình tĩnh để tìm cách vượt qua. Một số gợi ý dưới đây có thể giúp bạn:
Nói chuyện khi phù hợp:
Nên lựa chọn thời điểm cả hai thoải mái, vui vẻ để góp ý cho nhau. Đừng nói lúc một trong hai người vừa đi làm về, hay chính bạn cũng đang bực tức rồi trút giận lên người kia. Góp ý một cách tích cực sẽ khác với việc các bạn lên án hay trách móc nhau.
Tạo ra sự đổi mới trong mối quan hệ:
Đừng vì nôn nóng muốn đổi mới mà bỗng dưng các bạn hành động đột ngột khiến “nửa kia” bị sốc. Chẳng hạn, nếu bạn chưa bao giờ tặng hoa cho vợ, bỗng nhiên giờ lại đưa họ đi ăn dưới ánh nến lung linh hay tặng một bó hoa thật đẹp thì chuyện bạn đời thắc mắc không có gì khó hiểu. Bởi vậy, thay vì làm vậy, thử đặt một chuyến đi biển cho gia đình hay đưa cả nhà đi ăn uống ở đâu đó hoặc đưa cô ấy đi mua sắm những món đồ yêu thích. Nói chung, bất cứ điều gì bạn cũng cần đầu tư công sức để suy nghĩ và hành động cho phù hợp.
Coi thời điểm vợ chồng chán nhau là cơ hội để làm mới chính mình:
Thay vì buồn chán, suy nghĩ tiêu cực về bạn đời và hôn nhân, hãy dành thời gian cho bản thân hơn, tranh thủ làm những điều mình thích như: mua sắm, xem phim hay gặp gỡ bạn cũ, chơi thể thao… Nếu cần thiết, tự đi du lịch hay đi chơi vài hôm sẽ giúp bạn đỡ căng thẳng. Những việc này vừa giúp bạn có thêm niềm vui mới, vừa giãn đủ khoảng cách với “nửa kia” để cả hai không bị nhàm chán nhau. Khi tâm trạng của bạn tốt lên, bạn sẽ biết làm điều gì tốt nhất cho gia đình. Và một điều quan trọng nữa: nếu các bạn không tự giải quyết mọi chuyện, hãy tìm đến một bên thứ ba như bạn thân, người nhà, thậm chí một chuyên gia tâm lý để tìm thêm lời giải đáp thật khách quan.