LATEST NEWS
Mẹ chồng thản nhiên đòi tiền “trông cháu” 4 triệu/tháng
on 19th Tháng Tám 2015
| 1074 views

Bà bảo “Tối thiểu mỗi đứa phải 2 triệu tao mới trông cho, còn không biến đi đâu thì đi”.  Cập nhật thông tin bao gia  dinh hom nay. Nghe mẹ chồng nói vậy tôi cũng khó chịu nhưng vì con cái không ai trông cho nên đành chấp nhận.

Vợ chồng tôi cưới nhau được hai năm và sinh đôi được hai cháu. Từ lúc sinh con tôi cũng nghỉ việc, sống cùng nhà chồng nhưng không được đỡ đần gì nên kinh tế vô cùng khó khăn. Lương của chồng tôi một tháng được có 5 triệu, ngoài nuôi vợ con còn phải nộp lại một ít cho ông bà.

Hiện tại hai bé nhà tôi đã trên một tuổi nên tôi dự định đi làm trở lại. Tuy nhiên chúng tôi đang gặp phải khó khăn trong việc tìm người trông hai bé. Nếu gửi trẻ thì lo không trường nào nhận, còn thuê người trông với chi phí như bây giờ thì lương không đủ.

Nói về bố mẹ chồng tôi, cả hai ông bà đều không có việc làm. Trước thì có làm ruộng nhưng giờ ông bà cho người ta thuê, cuối vụ lấy một chút sản phẩm. Hàng ngày, ông chăm mấy con gà hoặc ai có việc linh tinh gọi thì ông đi làm thuê. Còn bà thì nhặt nhạnh nắm rau, quả trứng mang ra chợ bán. Nhưng được bao nhiêu tiền ông bà đều đút túi vì tiền ăn uống trong nhà đã có chồng tôi lo.

Từ lúc hai đứa con tôi ra đời, chưa lần nào ông bà mua hộp sữa hoặc đồ chơi gì cho các cháu. Một đồng tiền lẻ cũng không cho, chỉ chờ cơ hội lúc chồng tôi lấy lương để đòi. Cập nhật tam su gia dinh tại đây. Cả nhà trông chờ vào đồng lương của chồng, tháng nào con khỏe mạnh thì đủ. Chứ còn tháng nào không may con bị ốm là tháng đó phải đi vay nợ để thuốc thang cho con.

Đợt gần đây bé đầu nhà tôi bị viêm phổi cấp phải nhập viện, tiêu tốn hết một khoản tiền lớn và hai vợ chồng phải đi vay. Bố mẹ chồng tôi đã không giúp đỡ đồng nào, lại vẫn đòi tiền khiến tôi vô cùng bức xúc. Chính vì thế nên tôi không muốn nhờ ông bà trông cháu giúp mình mà tìm cách khác.

Mẹ chồng thản nhiên đòi tiền “trông cháu” 4 triệu/tháng 1

Ngồi nhà trông cháu mỗi ngày tao vứt đi mấy chục nghìn vì không đi chợ được. Nên trông thì cũng đành phải trông, nhưng phải đưa tiền cho chúng tao (Ảnh minh họa)

Nhưng nghĩ mãi không ra, chồng tôi mới bàn bạc với ông bà về việc tôi đi làm và nhờ ông bà trông cháu giúp. Bố chồng tôi chưa kịp nói gì thì mẹ chồng đã lên tiếng: “Ờ, đi mà kiếm tiền chứ ở nhà ăn bám suốt thân già này nuôi sao được”. Nghe mẹ chồng nói, tôi tức nghẹn vì có ăn không của ông bà ngày nào, cái gì vợ chồng tôi cũng phải trả phí. Nhưng chồng chặn ngang không cho tôi phản ứng.

Tiếp đó bà bảo “Ngồi nhà trông cháu mỗi ngày tao vứt đi mấy chục nghìn vì không đi chợ được. Nên trông thì cũng đành phải trông, nhưng phải đưa tiền cho chúng tao”. Bên cạnh đó là thông tin bóng đá anh hôm nay. Chồng tôi đồng ý và bảo tôi tạm thời cứ như thế.

Nhưng tôi cảm thấy bố mẹ chồng mình thực sự quá đáng. Tôi mới đi làm đồng lương chưa được 3 triệu bạc. Lương chồng vẫn nộp cho ông bà 1 triệu rồi còn trả nợ, thế nhưng bà lại đòi phải nộp cho bà thêm 4 triệu nữa là 5 triệu. Bà bảo tối thiểu mỗi đứa cháu phải nộp 2 triệu thì bà mới trông cho, còn không thì biến đi đâu thì biến.

Bố mẹ chồng sống không tình nghĩa lại thêm chồng nghe bố mẹ. Hôm qua đến ngày lương, lúc tôi hỏi tiền để cất đi tiết kiệm sau còn xây nhà. Chồng tôi thản nhiên bảo “nộp hết cho bố mẹ rồi”. Tôi cằn nhằn sao lại làm vậy thì anh nói nộp cho đỡ điếc tai.

Tôi càng nghĩ càng ức vì nếu như thế thì chỉ còn lại gần 3 triệu tiền lương của tôi, như thế tôi đi làm làm gì. Thà tôi ở nhà trông con còn hơn bà trông, hôm nào đi làm về nhìn các con cũng nhếch nhác. Chán một điều nữa là chồng tôi chẳng hề nghĩ cho tương lai của vợ con. Trong đầu anh chỉ nghĩ làm sao cho bố mẹ vừa lòng chứ không nghĩ đến tương lai cần xây một cái nhà để ra ở riêng.

Mẹ đẻ tôi bán thịt lợn, nếu không có bà giúp đỡ thì cả tuần nay nhà tôi không biết ăn bằng gì. Càng nghĩ lại càng thấy chán, chắc chẳng có bố mẹ chồng nào như bố mẹ chồng tôi. Giờ tôi không biết mình có nên nghỉ làm lần nữa để ở nhà trông con hay không. Hoặc có cách nào để bố mẹ tôi bớt tham tiền và thương cháu hơn, mong mọi người chỉ giúp.